Tiếp theo chuỗi series về các mô hình nến đảo chiều được sử dụng nhiều nhất trong giao dịch forex, trong bài học ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn mô hình nến Bearish Harami giúp bạn dự đoán sự đảo chiều của xu hướng.
Mô hình Bearish Harami là gì?
Bearish Harami là hai nến cảnh báo khả năng xu hướng thay đổi sang giảm nếu nó xảy ra sau một xu hướng tăng. Theo Nison (1991, p. 80), mô hình Harami không được xem là mô hình đảo chiều tiêu biểu như mô hình nhấn chìm (engulfing) hay cây búa (hammer). Mô hình Harami được tạo ra bởi một nến dài tiếp nối một nến ngắn có thân nến nằm gọn trong thân nến đầu tiên. Trong một xu hướng tăng, nến đầu tiên là nến tăng và nến nhỏ thứ hai là nến giảm. Tuy nhiên, nến thứ hai cũng có thể là nến tăng. Nison (1994, p. 88) giải thích rằng sau một xu hướng tăng thì thân nến nhỏ thứ hai nằm ở phần trên của thân nến thứ nhất, đây được xem là một Harami giá cao.
Một mô hình liên quan giống mô hình này là mô hình Three Inside Down xuất hiện ở giai đoạn cuối của xu hướng tăng. Three Inside Down là một mô hình Bearish Harami đã được xác nhận với nến đầu tiên là nến tăng nối tiếp một nến giảm có giá dao động nằm trong thân nến đầu tiên. Nến thứ ba là một nến giảm có giá mở cửa nằm trong hoặc dưới thân nến thứ hai và giá đóng cửa thấp hơn đáy nến thứ nhất. Một số trader chỉ cần nến thứ ba đóng cửa dưới giá đóng cửa của nến thứ hai.
Ví dụ:
Thông thường một Harami xuất hiện sau một xu hướng tăng mạnh khi giá được đẩy lên quá cao và quá nhanh. Biểu đồ trên của tập đoàn Intel (INTC) cho thấy hai khoảng nhảy giá lớn theo hướng tăng và tiếp nối là một nến dài. Tuy nhiên, ngày tiếp theo nhảy xuống khi mở cửa và kết thúc ngày giao dịch thậm chí còn ở mức giá thấp hơn. Nến nhỏ thứ hai của mô hình Harami giảm cho thấy sự không chắc chắn. Nếu một trader dự đoán rằng giá đi ngang hoặc bắt đầu giảm thì anh ấy đã đúng. Giá chưa bao giờ vượt qua giá đóng cửa của nến tăng đầu tiên của mô hình Harami. Sau khi đường kháng cự màu xanh đã được test và xác nhận, giá bắt đầu đảo chiều. Mô hình Harami trên đây đã được dự báo chính xác giá đi ngang và sau đó giảm dần.
Xem thêm :spread là gì
Mô hình nến Harami chữ thập giảm
Một Harami chữ thập xảy ra khi ngày thứ hai là một nến doji chứ không phải là một nến tăng hay giảm nhẹ. Nison (1991, p. 80) phát biểu rằng Harami chữ thập là một tín hiệu mạnh của sự đảo chiều. Mặc dù Harami chữ thập có thể xuất hiện sau một xu hướng giảm, Nison cho rằng Harami chữ thập sẽ hiệu quả hơn tại đỉnh.
Ví dụ:
Một Harami chữ thập được thể hiện trên biểu đồ của Exxon Mobil (XOM). Sau khi giá tăng thêm 10% và một nến tăng dài tạo ra đỉnh mới trong xu hướng tăng, nến doji xuất hiện. Nến doji là một ví dụ hoàn hảo của sự do dự, giá mở và giá đóng của nến doji thấp hơn giá đóng của nến tăng trước đó, phe mua phải lo lắng vì xu hướng có dấu hiệu thay đổi, như biểu đồ trên, cho thấy giá đã đảo chiều sang giảm.
Xem thêm : mql5 là gì
Diễn biến tâm lý đằng sau mô hình Bearish Harami
Trong xu hướng tăng, một nến tăng dài xuất hiện, nhiều khả năng sẽ tạo ra đỉnh cao mới. Rõ ràng phe mua đang kiểm soát. Tuy nhiên, ngày thứ hai giá giảm và di chuyển lên xuống nhẹ trong ngày, nhưng nến đóng cửa bằng với giá mở cửa. Nếu phe mua vẫn chiếm ưu thế, ngày tiếp theo có thể sẽ tạo khoảng nhảy giá lên cao hơn và tạo ra đỉnh mới cho xu hướng tăng, nhưng điều đó không xảy ra; giá đi xuống và đóng cửa thấp hơn ngày trước đó. Vì vậy, mô hình Harami cho thấy giá có thể đi xuống hoặc sideway trong ngắn hạn vì lực mua đã giảm dần.
Các đặc điểm giúp tăng độ hiệu quả của mô hình Bearish Harami
Nison (1994, p. 87) đưa ra những đặc tính quan trọng để tăng hiệu quả của một Harami:
- Thân nến thứ hai càng nằm giữa thân nến thứ nhất, xu hướng sẽ dễ đảo chiều hơn. Tuy nhiên, sau một xu hướng tăng, khi mà thân nến thứ hai của mô hình Harami nằm ở phần trên của thân nến thứ nhất, nhiều khả năng giá sẽ đi ngang hơn là đảo chiều đi xuống.
- Càng nhiều trong số các loại giá mở cửa, đóng cửa, giá đỉnh và đáy nằm trong thân nến trước đó, cơ hội đảo chiều sẽ cao hơn.
- Bóng nến và thân nến của ngày thứ hai càng nhỏ, nói cách khác nến thứ hai càng giống nến doji thì xác suất xảy ra sự đảo chiều hoàn toàn sẽ cao hơn.
Bearish Harami là mô hình hai nến báo hiệu thay đổi xu hướng và dự báo giảm giá nếu xảy ra sau một xu hướng tăng. Nếu biết cách vận dụng mô hình nến này vào trong giao dịch Price Action, các bạn sẽ có được khoản lợi nhuận cho thương vụ giao dịch của mình. Tuy nhiên, để giảm thiểu rủi ro, hãy thử nghiệm chiến lược giao dịch trên tài khoản Demo với mô hình nến này trước khi tham gia vào thực chiến để rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân. Ngoài ra, mô hình Harami không phải là 1 mô hình đảo chiều mạnh mẽ như Engulfing hay Hammer, vì thế khi giao dịch bạn nên kết hợp Bearish Harami cùng với các chỉ báo phân tích kỹ thuật khác để tăng xác suất dự đoán xu hướng giá lên cao hơn.Chúc các bạn thành công!
Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để tìm hiểu thêm về các sàn forex uy tín nhất thế giới